Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương làm "nóng" Song Tử Tây |
Tiết mục văn nghệ của các em thiếu nhi đảo Song Tử Tây góp mặt trong đêm nhạc nóng - Ảnh: Nguyễn KhánhNS Xuân Bắc với trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” đến Trường Sa Điểm nhấn của Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương năm 2013 là việc T.Ư Đoàn tổ chức thi tuyển 10 gương mặt tiêu biểu đại diện cho thanh niên Việt Nam tham gia hành trình. Nghệ sĩ Xuân Bắc là một trong 10 gương mặt được chọn. Diễn viên Xuân Bắc cùng đại diện T.Ư Đoàn, các bạn sinh viên tình nguyện đến thăm hỏi, động viên gia đình thân nhân của lính đảo Trường Sa tại Hà Nội. Ảnh: Trường Phong. Chàng diễn viên sinh năm 1976 cho biết, ngay khi biết được thông tin về cuộc thi tuyển đã tình nguyện viết đơn đăng ký thi: “Đây là lần thứ 4 mình có cơ hội đi Trường Sa. Những lần trước, do không sắp xếp được công việc nên bị bỏ lỡ. Lần này, mình phải gác lại để đi, không thì không biết đến bao giờ mới đi được”, Xuân Bắc chia sẻ. Xuân Bắc quan niệm “mình đến với hành trình không phải với vai trò, vị trí của một người nổi tiếng để tô điểm cho hành trình mà bằng tấm lòng của một thanh niên Việt Nam hướng về biển đảo Tổ quốc”. Xuân Bắc từng đi thăm nhiều đảo bằng nhiều phương tiện, tuy nhiên vì lần đầu tiên đi một hành trình dài ngày trên biển nên anh cũng lo bị say sóng. Anh sẽ mang nhiều quà ra Trường Sa. “Có anh lính đảo ở Trường Sa đã trực tiếp nhắn tin đặt quà từ trước với Xuân Bắc rồi”. Ngoài ra, Xuân Bắc cũng mang theo đĩa hài đóng chung với Tự Long để phục vụ lính đảo. Xuân Bắc cũng đã lên kịch bản chương trình Đuổi hình bắt chữ cho anh em: “Nếu các thành viên trên tàu không bị say sóng, đủ sức khỏe, mình sẽ tổ chức luôn Đuổi hình bắt chữ trên tàu”. Xuân Bắc tâm niệm, chuyến đi này sẽ là dịp để anh thấu hiểu những khó khăn của người lính đảo. Cùng trúng tuyển còn có nhiều sinh viên trẻ. Đỗ Thị Thanh Thanh, sinh viên Học viện Ngoại giao chia sẻ, khi xem những thước phim về biển đảo Tổ quốc, Thanh luôn ước mơ có một ngày được đặt chân lên Trường Sa để tìm hiểu về cuộc sống của quân, dân trên đảo, đồng thời hiểu thêm về chủ quyền biển đảo quốc gia, tận mắt chứng kiến một phần máu thịt quê hương. “Lúc biết được thông tin về Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tổ chức thi tuyển, mình đăng ký ngay”. Ở trường, Thanh Thanh là sinh viên tích cực tham gia công tác tổ chức Ngày hội Sinh viên với biển đảo Tổ quốc . Chính vì thế, Thanh hiểu được ý nghĩa của những phong trào viết thư, gửi tâm tình đến lính đảo. Đến với Trường Sa lần này, Thanh Thanh đã chuẩn bị những bức thư, những thông điệp hay nhất, ấn tượng nhất để chuyển đến các lính đảo Trường Sa. 900 sinh viên ra Lý Sơn Cùng thời điểm này, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức chương trình Sinh viên với biển đảo Tổ quốc , đưa 900 sinh viên tiêu biểu ra thăm đảo Lý Sơn. Lê Quý Trường, sinh viên khoa Xây dựng Thủy lợi (ĐH Bách khoa Đà Nẵng), thành viên trong đoàn ra thăm Lý Sơn cho biết, chuyến đi là dịp để nghiên cứu, tìm hiểu về những dự định tương lai như việc xây dựng hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, bảo vệ sự xâm nhập mặn… cho cuộc sống, sinh hoạt trên đảo. “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2013 với chủ đề “Khát vọng thanh niên game duoi hinh bat chu mien phi vươn ra biển lớn” do T.Ư Đoàn phối hợp Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân tổ chức, nhằm tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, tình yêu biển đảo, ý thức trách nhiệm trong giữ gìn chủ quyền biển đảo. Chuyến đi dự kiến xuất phát đầu tháng 5, kéo dài hơn chục ngày. Ngày hội “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc” do T.Ư Hội SVVN, TT Hỗ trợ & phát triển SVVN và Tỉnh Đoàn, Hội SV tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức. Ngoài những món quà vật chất, các đại biểu sinh viên còn mang nhiều món quà tinh thần ra đảo. Mấy ngày nay, Nguyễn Thiết Giáp, Bí thư Đoàn trường CĐ Y tế Phú Thọ đôn đốc các thành viên trong đội văn nghệ luyện tập cho chương trình biểu diễn trên đảo Lý Sơn. Giáp được giao phụ trách đội văn nghệ sinh viên của Phú Thọ: “Chủ yếu là các tiết mục đơn ca ngợi ca tình yêu biển đảo, Tổ quốc. Tất nhiên, sẽ có tiết mục hát xoan đặc trưng của Phú Thọ”. Theo lịch trình, tại đảo, đoàn công tác sẽ khởi công xây dựng công trình cột cờ Tổ quốc trên đảo; tổ chức triển lãm ảnh, giao lưu văn hóa, nghệ thuật về biển đảo quê hương; tặng cờ Tổ quốc, tặng quà, tặng học bổng cho quân, dân và học sinh trên đảo; tuyên truyền, giáo dục về lịch sử, tình yêu biển đảo Tổ quốc… Anh Bùi Quang Huy, Phó Chủ tịch thường trực Hội SVVN cho biết, ngày hội sẽ tạo điều kiện cho sinh viên tham gia chương trình đóng vai trò là chủ thể, hạt nhân của các hoạt động hướng về biển đảo, qua đó, khơi dậy ý thức trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. “Chúng tôi hy vọng, sau chuỗi hoạt động trên đảo, 900 sinh viên tham gia chương trình sẽ là những tuyên truyền viên hiệu quả nhất trong tuyên truyền tình yêu biển đảo đến sinh viên trên cả nước”, anh Huy nhấn mạnh. Thả hoa tưởng niệm 9 liệt sĩ tại DK1 Ngày 1/5, tại Bãi cạn Phúc Tần trên thềm lục địa phía Nam, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2 làm lễ tưởng niệm 9 liệt sĩ hi sinh trên thềm lục địa của Tổ quốc, đây là việc làm thông lệ mỗi khi đoàn công tác đi công tác tại các nhà giàn DK1. Thả hoa tưởng niệm 9 liệt sĩ tại DK1 . Trong giây phút xúc động, đại tá Nguyễn Hải Đường, Phó Chủ nhiệm Chính trị Vùng 2 Hải quân đã đọc điếu văn tưởng niệm các liệt sĩ và quyết tâm bám biển, giữ nhà giàn; chấp nhận gian khổ, sẵn sàng hi sinh quên mình của cán bộ chiến sĩ Vùng 2 Hải quân trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Hơn 24 năm qua kể từ khi thành lập Trạm Kinh tế Khoa học Dịch vụ (gọi tắt là DK1), có 9 cán bộ chiến sĩ hi sinh. Đuổi hình bắt chữ làm nóng cả đảo Song Tử Tây - Ảnh: Nguyễn KhánhChỉ hai tiếng đồng hồ sau, một sân khấu văn nghệ hoành tráng đã sẵn sàng ngay tại game duoi hinh bat chu cột mốc chủ quyền của đảo. Được lưu lại Song Tử Tây một đêm và một buổi sáng, các ca sĩ trong đoàn đều cam kết sẽ hát cho các đội viên, đồng bào nghe ở bất cứ nơi nào, không chỉ trên sàn diễn. Những bài hát của các sinh viên Học viện Âm nhạc Huế, ca sĩ Hoàng Bách, Hoài Phương, Hoàng Hiệp cuốn hút cả đảo vào chung một không khí vừa vui tươi vừa ấm áp. Đến trò chơi Đuổi hình bắt chữ với nghệ sĩ Xuân Bắc "bằng xương bằng thịt" ngay trên đảo thì thật sự đêm ở Song Tử Tây đã thật "nóng". Từ trẻ thơ, người lớn đến những chiến sĩ, sĩ quan đang bảo vệ đảo đều hồ hởi tham dự. Dù ở đảo có những quy Nghệ sĩ Xuân Bắc giao lưu với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo Song Tử Tây trong chương trình Đuổi hình bắt chữ. Ảnh: Trường Phong. Ngày 3/5, gần 200 thành viên, đa phần là người trẻ, đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam hướng về biển đảo quê hương lên tàu HQ 996 xuất phát hành trình thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Có những thành viên còn rất trẻ, tuổi mới 18, 20 nhưng đã có nhiều hoạt động hướng về Trường Sa, hướng về chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Là tàu thanh niên, mọi hoạt động trên tàu đều trẻ trung, sinh động. Ngay buổi tối đầu tiên, các đại biểu, đoàn viên thanh niên, chiến sĩ tổ chức cuộc thi hát giữa các phòng trong tàu. Đêm văn nghệ còn có sự tham gia của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng. Vì các đại biểu đến từ mọi miền của Tổ quốc, nên các tiết mục văn nghệ cũng sôi nổi và đa dạng. Người hò Huế, người ca cải lương, người hát dân ca Bắc Bộ… Sự góp mặt của diễn viên hài Xuân Bắc vào đoàn hành trình khiến không khí lúc nào cũng ồn ào, vui vẻ. Vốn hài hước sẵn có, Xuân Bắc làm cho người khó tính nhất cũng phải cười. Các ca sĩ Hoàng Hiệp, Hoàng Bách, Lan Anh… cũng không kém nhiệt tình khi cháy hết mình với ca khúc ngợi ca biển đảo Tổ quốc, tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo… Đúng như tiêu chí Ban tổ chức đề ra, thực sự tàu HQ 996, con tàu chở các đại biểu thanh niên ra thăm Trường Sa đã trở thành một con tàu hát. Tối nào, trên boong tàu cũng vang lên tiếng đàn. Nhiều lúc, sóng biển nhô cao, thuyền lắc lư, các ca sĩ phải vừa ôm cột giàn trên tàu vừa hát. Giữa tiếng sóng, giữa tiếng gió, giữa biển khơi tiếng hát cứ vang lên Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa ngàn bão tố phong ba, ta vượt qua, vượt qua… Đây con tàu xa khơi, đây con tàu xa khơi… Tiếp nối khúc quân ca Sau ba ngày lênh đênh trên biển, đoàn tàu thả neo ngoài đảo Song Tử Tây, điểm đảo đầu tiên hành trình đến thăm. Ai cũng bất ngờ trước vẻ đẹp của hòn đảo. Đội văn nghệ vào đảo biểu diễn. Trên đảo, các cán bộ, chiến sỹ vui vẻ tiếp đón nồng nhiệt. Hơn 19h, chương trình mới bắt đầu, nhưng ngay từ chiều, phông bạt đã chuẩn bị ngay dưới cột mốc của đảo. Chiến sĩ, người dân rất vui mừng vì được gặp những người nổi tiếng mà trước đây họ chỉ được xem qua tivi. Người ấn tượng với giọng ca của Hoàng Bách, người thích sự hài hước, dí dỏm của Xuân Bắc… Để phục vụ cho đêm văn nghệ, ba chiếc máy phát điện được huy động. Các em nhỏ sống trên đảo cũng đến tham gia. Ý nghĩa hơn, khi chính các em dù tuổi còn rất nhỏ, nhưng tự tin lên sân khấu, tay vẫy cờ, cất vang tiếng hát “Khúc quân ca Trường Sa”. Tiếng vỗ tay vang dội, những cái ôm thật chặt, nhiều ca sỹ đứng lên hát cùng các cháu. Như đã hứa trước chuyến hành trình, nghệ sĩ Xuân Bắc mang chương trình Đuổi hình bắt chữ đến Trường Sa. Anh chuẩn bị hơn 10 miếng ghép, cùng những lời bình dí dỏm khiến buổi biểu diễn nổ tung với những tai game duoi hinh bat chu tràng cười sảng khoái và những tiếng vỗ tay vang dội. “Kính thưa thủ trưởng, câu trả lời của thủ trưởng… sai rồi ạ”… Sao anh Dũng lại mặc áo của anh Đạt nhỉ. Thế này thì bị phạt chết”…Có lẽ, đây là lần đầu tiên các chiến sỹ, người dân trên đảo Song Tử Tây được thấy Xuân Bắc bằng “xương, thịt” lại còn được chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ… Hơn mười ngày hành trình, đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà, giao lưu văn nghệ với 10 điểm đảo. Ở các đảo chìm, do khuôn viên không có, giữa tiếng sóng biển dạt dào vỗ vào bờ, ngay bên trên nhà nổi, các đại biểu, chiến sĩ cùng các nghệ sĩ, diễn viên hát ngay trên thềm. Những tiếng ghita, tiếng hát hòa cùng tiếng sóng, tiếng gió biển mênh mông… Còn gì đẹp hơn, khi giữa biển trời Tổ quốc, những đại biểu thanh niên, chiến sỹ hải quân hát vang “Biển này là của ta, đảo này là của ta. Trường Sa, dù phong ba, dù bão tố, dù gian khổ ta vẫn vượt qua. Chiến sỹ Trường Sa, viết tiếp bài ca, về những tấm gương anh bộ đội Cụ Hồ. Đem chí trai, giữ vững chủ quyền Tổ quốc Việt Nam ta, giữ vững chủ quyền Tổ quốc Việt Nam ta…”. Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2013 do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức. Đoàn đã đi thăm các điểm đảo: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Sinh Tồn, Cô Lin, Đá Tây C, Trường Sa và hai nhà giàn DK11, 12. Tại các điểm đảo, nhà giàn, đoàn hành trình đến thăm, tặng quà, giao lưu văn hóa văn nghệ, động viên cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trên đảo. Tổng trị giá các phần quà hơn 1,5 tỷ đồng, gồm các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho cuộc sống của quân, dân trên đảo. Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2013 do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức. Đoàn đã đi thăm các điểm đảo: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Sinh Tồn, Cô Lin, Đá Tây C, Trường Sa và hai nhà giàn DK11, 12. Tại các điểm đảo, nhà giàn, đoàn hành trình đến thăm, tặng quà, giao lưu văn hóa văn nghệ, động viên cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trên đảo. Tổng trị giá các phần quà hơn 1,5 tỷ đồng, gồm các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho cuộc sống của quân, dân trên đảo. Định an ninh nghiêm ngặt, nhưng trong đêm “nóng” này, ban chỉ huy đảo đã cho phép chương trình văn nghệ được diễn ra “thả ga” ngoài giờ nghỉ quy định. Cả Song Tử Tây rộn ràng tiếng nhạc, tiếng vỗ tay, tiếng hát, tiếng khích lệ hòa trong tiếng sóng biển Đông dưới bầu trời đầy sao của Trường Sa. Đêm khuya, đường xa mà không ai biết mệt.
PHẠM VŨ |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét